Tiếp cận thị trường chứng khoán OTC



Tiếp cận thị trường chứng khoán OTC

Vì nhiều nguyên do khác nhau, từ điều kiện tiếp cận cho đến các cơ hội tiếp nhận thông tin, nên hiểu biết của chúng ta về TTCK còn thiếu một cái nhìn toàn cục và hệ thống. Thật ra, TTCK là chuyên ngành có quá trình hiện thực với một hoàn cảnh rộng và sâu. Việc hiểu rõ toàn cảnh giúp ta khái niệm vấn đề dễ dàng hơn. Từ đó, khi có cơ hội tìm hiểu chuyên sâu hoặc tiếp nhận thông tin mới, sự theo dõi, liên lạc sẽ được "bôi trơn" bằng độ nhạy cảm, nhất là về cơ chế vận hành Chung cư xa la.

1. Bốn thị trường giao dịch chứng khoán



Khái niệm "thị trường" là để một không gian giao dịch hay một hệ thống giao dịch, theo đó nó làm "hạ tầng" cho việc mua bán CK diễn ra. Tuy vậy, việc mua bán trong TTCK chỉ là động tác thấy được kết thúc một hành vi. Tất cả giao dịch CK đều có sự tham gia của dân chúng, các công ty, tổ chức và Chính phủ, được diễn ra tại một trong bốn thị trường sau.

Thị trường sàn giao dịch

Thị trường sàn giao dịch (exchange market) là một thị trường được tổ chức tập trung, có địa điểm giao dịch cố định. CK được mua bán là loại đã được niêm yết tại sở giao dịch, việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều (từ hai phía), giữa đại diện (môi giới) người mua và đại diện người bán. Cơ chế thị trường này được minh hoạ và chúng ta đã được biết đến khá nhiều khi tìm hiểu về các sở giao dịch, đặc biệt là NYSE (Sở giao dịch chứng khoán New York) Chung cư 28 tầng làng quốc tế Thăng Long.

Thị trường phi tập trung

Thị trường phi tập trung (over-the-counter - OTC market) là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng, giữa các công ty CK với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện thông tin. Tại Mỹ, thị trường OTC là định chế của một thị trường liên công ty CK (interdealer market), trong đó hệ thống máy tính và điện thoại kết nối khoảng 600 nhà kinh doanh CK toàn quốc với nhau, giúp họ dễ dàng làm ăn với nhau và cho khách hàng của họ (các nhà đầu tư). Có hơn 15.000 loại CK khác nhau được đăng ký giao dịch trên thị trường OTC của Hoa Kỳ. Trong khi đó cộng hết số lượng CK niêm yết tại 6 sở giao dịch của nước này thì cũng chỉ có trên dưới 4.500 loại CK Cho thuê chung cư Indochina Plaza.

Thị trường thứ ba

Thị trường thứ ba (third market - OTC-listed) là thị trường giao dịch các CK đã niêm yết tại sở giao dịch nhưng theo cơ chế OTC. Thị trường này được lập ra do yêu cầu của các nhà đầu tư là tổ chức cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là "mua sỉ" CK niêm yết (exchange-listed), thông qua thương lượng. Các thương vụ được thu xếp bởi các công ty CK là nhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký và được phép mua bán lô lớn CK niêm yết. Thông thường thì tất cả các CK niêm yết đều có thể được mua bán theo phương thức này, nhưng luôn luôn bị ràng buộc phải thông tin công khai trên hệ thống thông tin chính thức trong thời gian rất ngắn, ở Mỹ là trong vòng 90 giây sau khi thực hiện Bán chung cư Ct3 trung văn .

Thị trường thứ tư

Để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có điều kiện trực tiếp mua bán CK cho tổ chức của mình, các thị trường lớn có lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là "instinet" phục vụ cho việc giao dịch các khối lượng lớn CK giữa họ với nhau. Cả loại CK niêm yết trên sàn hoặc loại mua bán OTC đều có thể đem ra giao dịch. Các tổ chức tham gia vào mạng này thường là các ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các đại diện quản lý quỹ hưu trí, và nhiều tổ chức khác tuỳ theo quy định... vì họ liên hệ với nhau trực tiếp mua bán qua lại nên không cần đến các nhà môi giới. Tuy nhiên, bản thân hệ thống instinet sẽ đăng ký với UBCKNN để được đóng vai trò như một công ty môi giới và kinh doanh CK (Broker - Dealer). Các điều kiện về mua bán, xác nhận và thông tin sẽ được quy định cụ thể bởi luật lệ CK và công ty CK đóng vai trò điều phối này.

Để không lẫn lộn và dễ phân biệt khi ta quan tâm về một loại thị trường, cần xác định cho rõ một số điểm quan trọng làm căn bản nhận dạng.

2. Thị trường niêm yết tập trung

Vị trí: thị trường niêm yết (listed market /exchange market) là thị trường có vị trí tập trung, cụ thể là sàn giao dịch với các phương tiện về mặt bằng và trang bị nhất định.

Cơ chế giá cả: thị trường niêm yết hoạt động trên cơ sở đấu giá từ hai phía (double-auction). Các môi giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnh tranh và sẽ thực hiện giao dịch khi được giá thoả đáng nhất cho khách hàng đầu tư. Động lực chuyển hướng giá : khi nhà môi giới đại diện cho khách hàng thực hiện một giao dịch mua chứng khoán ở một giá chào bán (offer) cao hơn giá thực hiện trước đó, thì giá thị trường sẽ chuyển lên; trường hợp thực hiện giao dịch bán chứng khoán cho khách hàng, nếu môi giới chấp nhận bán với một giá rao mua (bid) thấp hơn giá thực hiện trước đó, thì giá thị trường sẽ đi xuống Bán chung cư 165 Thái Hà.

Vai trò chủ đạo thị trường: đối với sàn giao dịch đó là các chuyên gia trên sàn, họ chịu trách nhiệm phải duy trì thị trường ổn định và phải liên tục chào giá các chứng khoán mà họ đảm nhận. Khi có sự mất cân đối về cung và cầu đối với một loại chứng khoán họ sẽ liệu cách mà can thiệp, bằng cách đứng ra mua bán cho chính tài khoản của họ trong chừng mực để hoặc là bình ổn hoặc là giữ cho thị trường luôn có mua bán.

Giao dịch bên ngoài thị trường chính: theo quy luật, các nhà kinh doanh chứng khoán không được mua trữ riêng cho mình, hoặc kinh doanh như tư cách chủ nhân (principal) đối với các chứng khoán đã được niêm yết, ngoại trừ khi họ đã tham gia vào cơ chế giao dịch của thị trường thứ 3 (thị trường mua bán lượng lớn các chứng khoán niêm yết theo cơ chế giao dịch OTC) . Tất cả lệnh mua bán của khách đầu tư sẽ được các nhà môi giới (công ty chứng khoán) thu xếp chuyển đến sàn giao dịch thực hiện,và tuỳ theo dịch vụ phục vụ cho khách, các nhà môi giới sẽ thu một khoản hoa hồng.

Thị trường phi tập trung (OTC)

Vị trí: đúng như tên gọi, thị trường phi tập trung OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường này được các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì trên phạm vi cả một quốc gia hay lãnh thổ. Việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối.

Cơ chế giá cả: thị trường OTC vận động nhờ một cơ chế tạo giá và duy trì hoạt động gọi là "mạng lưới liên công ty" (interdealer network). Các nhà tạo giá trong tổ chức sẽ cạnh tranh giữa họ với nhau, liên tục đưa ra giá rao mua (bid) và giá chào bán (ask). Giá thị trường được tham khảo từ mạng lưới này, giao dịch sẽ được gút lại bằng thương lượng, nên người ta còn gọi đây là "thị trường thương lượng" (negociated market).

Động lực chuyển hướng giá: một khi có nhà tạo giá nào đó muốn khuyến khích người đầu tư bán ra thì họ sẽ đưa ra (quote) giá rao mua (bid) cao hơn. Điều này lôi kéo các nhà tạo giá khác bám theo nhịp độ, và làm cho giá cả chứng khoán tăng lên. Ngược lại khi họ muốn hấp dẫn người mua mua vào, họ sẽ giảm giá chào bán (ask) và khi xu thế này lan qua các nhà tạo giá khác sẽ làm cho giá cả giảm xuống.

Vai trò chủ đạo thị trường: các nhà tạo giá (Market makers) là những người đưa ra giá rao mua và chào bán cho thị trường. Giá tốt nhất từ đó khách đầu tư có thể mua (best ask) và giá tốt nhất mà họ có thể bán (best bid) được chọn lọc tối ưu trong một tập hợp chào giá trên hệ thống chung, gọi là giá thị trường nội bộ (inside market). Giá này được xác định chi từng loại chứng khoán OTC. Các công ty chứng khoán muốn tạo giá cho một chứng khoán OTC nào đó sẽ được tổ chức chủ quản (ở Mỹ là NASD) yêu cầu duy trì một lượng vốn tối thiểu.

Giao dịch bên ngoài thị trường chính: không giống như trong thị trường tập trung, nhiều công ty kinh doanh chứng khoán có thể duy trì lượng chứng khoán OTC tồn kho riêng cho mình chứ không cần phải đăng ký làm nhà tạo giá mới được. Hoặc họ cũng có thể sẵn sàng ở tư thế để mua hay bán chứng khoán OTC cho chính tài khoản của họ bất cứ lúc nào (gọi là position trading). Các công ty chứng khoán hoạt động trong thị trường OTC này có thể tuỳ ý chọn cách để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình, giao dịch tự doanh bằng tài khoản công ty, hoặc giao dịch môi giới hưởng hoa hồng bằng cách chỉ thu xếp mua bán cho tài khoản của khách hàng.

3. Vai trò của nhà môi giới chứng khoán

Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán.

Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng ký và được cấp phép hành nghề. Hầu hết các công ty chứng khoán đều vừa có hoạt động môi giới vừa có hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên trong giao dịch, để đảm bảo tính trung thực, công bình và uy tín của ngành, hai hoạt động này được đặc biệt lưu ý tổ chức và giám sát tách bạch.

Nhà môi giới không mua bán CK cho mình

Các nhà môi giới là những đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Người môi giới không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán. Tài sản (chứng khoán) và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên tài sản, gọi là không có vị thế (position). Trong tiếng Anh, nhà môi giới (broker) thường được dùng để chỉ một công ty chứng khoán hơn là để chỉ một nhân viên môi giới. Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán còn được dùng phổ biến bằng từ "registered representative" (đại diện giao dịch) hoặc "account executive" (AE) tuỳ theo họ nằm đâu trong mối quan hệ công tắc. Quần chúng đầu tư thì gọi họ bằng "customer?s man" hay "stockbroker".

Môi giới được uỷ nhiệm hay thừa hành

Trong tiếng Anh gọi là commission broker, đó là nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một sở giao dịch. Họ làm việc hưởng lương của công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán, hay khách hàng của công ty, trên sàn giao dịch. Vì thế nên họ cũng được gọi theo một tên chung khác là môi giới trên sàn (floor broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các môi giới thừa hành này có thể là từ văn phòng công ty hay cũng có thể từ các môi giới đại diện (registered representatives).

Nhân đây, xin lưu ý với người đọc một điểm rất quan trọng, rất dễ nhầm lẫn, và đã từng bị nhầm lẫn rất phổ biến, kể cả trong các tài liệu lưu hành rộng rãi và truyền đạt giảng dạy, theo đó nhiều người thường diễn đạt thuật ngữ "commission brokers" là các "môi giới ăn huê hồng". Từ đó mà có cách hiểu sai lệch về tư cách làm việc và quan hệ về quyền lợi đối với vị trí này. Thật ra từ "commission" ở đây không có nghĩa là "huê hồng" mà là "nhiệm vụ". Loại "môi giới ăn huê hồng" thứ thiệt là những người mà ta sẽ tìm hiểu dưới đây.

Môi giới độc lập hay "hai đô la"

Môi giới hai đô la "two-dollar broker) hay còn gọi là các nhà môi giới độc lập (independent broker) chính là các nhà môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng (thù lao) theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở giao dịch (sàn giao dịch) - giống như các công ty chứng khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của sở giao dịch. Sở dĩ có điều này là vì tại các sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của một công ty chứng khoán gửi tới lắm khi quá nhiều, mà các nhân viên môi giới cơ hữu của các công ty này (các commission brokers) không thể làm xuể, hoặc vì lý do nào đó họ vắng mặt. Lúc đó các công ty chứng khoán sẽ "hợp đồng" với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình, và trả cho loại môi giới này một khoản tiền nhất định.

Khởi thuỷ, các nhà môi giới độc lập được trả cứ hai đô la cho một lô tròn chứng khoán (100 cổ phần), nên người ta gọi quen thành "môi giới hai đô la". Môi giới độc lập cũng được gọi chung là môi giới trên sàn (floor broker). Họ đóng vai trò không khác gì chức năng của một môi giới thừa hành, ngoại trừ tư cách độc lập của họ, có nghĩa họ không phải là nhân viên đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả.

4. Vai trò của nhà Kinh doanh chứng khoán.

Sự năng động của TTCK, khả năng duy trì tính liên tục thông qua hoạt động mà ở ta gọi là tự doanh, cổ phần đóng góp tích cực của các công ty kinh doanh chứng khoán.

Các nhà kinh doanh (nhà buôn) CK

Một công ty CK hành nghề kinh doanh khi họ đóng vai trò là chủ nhân (principal) của lượng CK giao dịch, tức họ mua hay bán bằng chính tài khoản (hay tồn kho) của họ. Danh từ chuyên môn gọi hoạt động kinh doanh CK này là "giao dịch có vị thế" hay có sở hữu (position trading). Giao dịch có vị thế của một công ty CK có thể được hiểu là công ty đang trong "tư thế kiểm soát" lượng CK đang giao dịch. Nhằm mục đích duy trì một thị trường trung thực và ổn định, các công ty thành viên có chức năng kinh doanh không được giao dịch vượt giá trị trương mục (tài khoản) mà họ đang sở hữu. Trong TTCK điều tối kỵ là thủ thuật giao dịch để làm giá (manipulation) hay các động tác nhằm đánh lừa quần chúng đầu tư. Luật lệ CK luôn đặt vấn đề này thành ưu tiên hàng đầu cần được chăm sóc.
Một khi các nhà kinh doanh bán CK tồn kho của mình, họ sẽ thu của khách đầu tư mua CK đó một khoản kê giá (markup), chứ không phải khoản hoa hồng.

Một khoản "phết phẩy" (thuật ngữ mark) giá lên như vậy là khoản chênh lệch giữa giá chào bán (offer) tại thời điểm, được tham khảo trong hệ thống chào giá thị trường liên công ty (interdealer market), và giá thực hiện cho khách hàng; Giá bao gồm khoản phết phẩy để thực hiện đó gọi là giá thực (net price). Nhà kinh doanh tuyệt đối không được phát biểu là họ chỉ thu xếp giao dịch nếu thực tế họ đem chính CK tồn kho của mình ra để bán cho khách.

Thực thi lệnh cho khách hàng

Một công ty CK, tuỳ theo chức năng và điều kiện cho phép, có thể thoả mãn một lệnh của khách hàng theo phương thức sau đây:
Làm trung giản thu xếp mua bán, với tư cách là đại diện của khách hàng, mua bán cho tài khoản của khách hàng.

Làm nhà buôn CK, bằng cách đi mua lại của nhà tạo giá, kê giá lên thành giá thực bán, và bán lại cho khách hàng.

Nếu công ty kinh doanh CK đang có CK tồn kho thì có thể bán lại cho khách hàng một lượng CK tồn kho đó theo lệnh đặt của khách.

Nghiệp vụ hoạt động môi giới và kinh doanh CK

Trong cùng một giao dịch, công ty CK hoặc chỉ đóng vai trò trung gian hoặc chỉ đóng vai trò buôn lại CK, nhưng tuyệt đối không được lập lờ vai trò - nghĩa là vừa làm giá vừa tính một khoản hoa hồng cho cùng một thực thi lệnh cho khách đầu tư. Để so sánh, ta hãy xem vai trò của một loại hoạt động và cách hành xử phải tuân thủ.

Phần V. Đặc điểm nhận dạng và cơ sở vận hành

Thị trường OTC ( Over-the- Counter) cho phép các công ty CK thương lượng và giao dịch trực tiếp với nhau. Thuật ngữ "over the counter" có nghĩa là "qua quầy" theo cách diễn đạt nguyên thuỷ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật truyền thông và vi xử lý thị trường OTC hiện đại đã thoát ly xa khỏi các quầy và hoạt động theo một cơ chế được tổ chức với sự trợ giúp về kỹ thuật điện tử rất tinh vi, có khả năng kết nối trên quy mô rộng lớn giữa các nhà môi giới và kinh doanh CK với nhau.
Sự khác biệt cơ bản giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch có thể ghi nhận như sau:

OTC

Sàn

Địa điểm kinh doanh phân tán.
Điều hành (thường là) do hiệp hội kinh doanh chứng khoán.
Gút giá bằng thương lượng.

Địa điểm kinh doanh tập trung.
Điều hành bởi sở giao dịch.
Gút giá bằng đấu giá hai chiều.


Thị trường OTC là nơi ít kén CK giao dịch hơn thị trường sàn giao dịch. Tuy nhiên, CK giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng. Đặc biệt, đây là thị trường đảm nhận vai trò bán ra các CK phát hành mới (new issues), kể cả chứng chỉ của các quỹ hỗ tương đầu tư (qũy mở - mutual - các quỹ hỗ tương đầu tư chỉ bán sơ cấp trong thị trường này, chứ không có mua bán thứ cấp, bởi vì các chứng chỉ đó chỉ có thể được các quỹ này mua lại theo một cơ chế riêng.

Như ta biết, CK phát hành môi giới là loại do công ty chào bán ban đầu (giao dịch sơ cấp) để huy động vốn. Dù có thể việc mua đi bán lại (hoạt động thứ cấp) ngay lập tức, thì về nguyên tắc, các CK phát hành như vậy xem như được trao từ tay của chủ thể phát hành, thông qua các công ty CK bảo lãnh, đến tay người đầu tư. Đặc điểm này tồn tại cho đến khi đợt phát hành hoàn tất (thường là 90 ngày). Quá trình chào bán sơ cấp được dựa vào một giá tham khảo ban đầu (gọi là giá IPO - initial public offering price) và thường được thực hiện bán theo một kết quả chào đón (đặt mua) của các nhà đầu tư. Do đó mà cơ chế đấu giá hai chiều (double auction), giữa đại diện hai nhà đầu tư với nhau như trên sàn giao dịch, không thể áp dụng được đối với trường hợp phát hành lần đầu ra công chúng.

Tại thị trường sàn giao dịch, giá thị trường được xác lập dựa trên kết quả đấu giá của môi giới mua và môi giới bán, với sự can thiệp điều hoà, nếu cần, của các chuyên gia. Còn ở thị trường OTC, giá thị trường cho bởi kết quả rao mua - chào bán cạnh tranh (bid - offer hay ask) liên tục giữa các nhà tạo giá. Các báo giá (quotations) đó được đưa vào và thể hiện trên hệ thống làm bật ra giá tốt nhất cho thị trường

Việc thương lượng để có giá tốt nhất do các công ty CK, các nhà tạo giá (market maker) thực hiện, họ có thể mặc cả với nhau trong một giao dịch. Mỗi thương vụ được đưa ra khảo giá giữa nhiều nhà tạo giá khác nhau để tìm giá tốt nhất (giá thu vào cao hay thấp). Việc thông tin có thể bằng điện thoại, khi một công ty nhận được lệnh mua hay bán của khách hàng, họ sẽ gọi đến các nhà tạo giá đảm nhận loại CK đó để thương lượng giá giao dịch cho khách. Kết quả mua bán cũng được quy định bắt buộc phải thông tin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét